Một điều hòa lắp chung cả hai phòng, nên hay không?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Để tiết kiệm chi phí lắp đặt và mua sắm trong mùa nắng nóng, nhiều gia đình đã nảy ra ý định, khoan/đục tường ngăn giữa 2 căn phòng để lắp vào 1 chiếc điều hòa dùng chung cho cả 2 phòng. Phương pháp này đúng hay sai? Hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của cách lắp đặt này của Trung tâm bảo hành Electrolux tại Hà Nội nhé.

Ưu điểm của cách lắp đặt một điều hòa cho hai phòng

Chỉ tốn tiền mua một chiếc máy lạnh, hầu như tiết kiệm hơn một nửa chi phí, lại có thể mát cho hai phòng.

Không tốn quá nhiều chi phí lắp đặt điều hòa.

Phí bảo trì định kỳ cũng được tiết kiệm một phần.

Nhược điểm của cách lắp đặt một điều hòa cho hai phòng

Nếu như chúng ta chọn cách lắp một máy lạnh cho 2 phòng thì chúng ta sẽ đối diện với những  trường hợp sau:

Phải mua máy lạnh có công suất lớn (mới có thể làm lạnh cả 2 phòng), giá sẽ không rẻ hơn việc mua 2 cái máy lạnh công suất nhỏ là bao nhiêu.

Phải thay đổi kết cấu căn phòng, để hơi lạnh có thể tỏa ra điều 2 bên.

Lãng phí điện năng (nếu phòng bên kia không có nhu cầu sử dụng).

Hơi lạnh bị cản trở, không thể làm lạnh đều cả 2 phòng (dẫn đến tình trạng chỗ lạnh chỗ không).

Về công suất máy lạnh

Để lắp một chiếc máy lạnh cho cả hai căn phòng sẽ yêu cầu chiếc máy lạnh đó phải có công suất đủ lớn, phù hợp với tổng diện tích của hai phòng thì mới có thể đáp ứng nhu cầu làm mát và tiết kiệm điện. Ví dụ, nếu diện tích cả hai căn phòng là 70m2 thì công suất máy phải 18.000 BTU. Tuy nhiên, nếu bạn chọn mua máy lạnh với công suất 18.000 BTU thì giá sẽ cao hơn mua hai chiếc máy lạnh công suất chỉ 9.000 BTU. Không chỉ vậy, lắp hai chiếc riêng biệt cho hai phòng sẽ giúp máy hoạt động được tốt nhất.

Trong trường hợp bạn chọn máy lạnh, điều hòa có công suất thấp hơn, khoảng 12.000BTU hay 9.000BTU cho hai căn phòng sẽ khiến thiết bị sẽ không hoạt động đúng công suất thiết kế. Điều đó sẽ dẫn đến việc sử dụng máy lạnh vừa tốn điện lại vừa chẳng mát tí nào.

Về thiết kế

Một chiếc máy lạnh khi được thiết kế thì người ta đã đo đạc đúng với tỷ lệ căn phòng. Nếu bạn lắp một máy cho hai phòng như thế thì sẽ làm sai với mục đích thiết kế. Chưa hết, khi lắp một máy lạnh cho hai căn phòng thì bạn buộc phải chia đôi máy ra, quá trình làm mát sẽ chậm hơn dẫn đến tốn điện hơn.

Cục lạnh của máy thường có dạng như cánh quạt giúp thổi hơi mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Độ dài cánh quạt chỉ bằng 2/3 độ dài cục lạnh, phần còn lại là bộ điều khiển và động cơ. Do đó, khi bạn lắp máy ở giữa hai căn phòng, cục lạnh sẽ bị ngăn cản do bức tường, làm lãng phí nguồn gió lạnh. Thậm chí “ngốn” một lượng điện cực kì lớn nếu phòng bên kia không sử dụng.

 

Kết luận, bạn có thể thấy rằng việc sử dụng một điều hòa cho hai phòng không phải là phương án lý tưởng để tiết kiệm chi phí, chúng thậm chí còn làm tăng mức chi phí bạn phải bỏ ra cho việc mua và vận hành một chiếc điều hòa có công suất đủ lớn để đáp ứng yêu cầu làm lạnh trên diện tích rộng. Trung tâm bảo hành Electrolux tại Hà Nội thấy rằng, thay vì sử dụng một chiếc điều hòa cho hai căn phòng, bạn nên lựa chọn phương án lắp đặt riêng điều hòa cho từng không gian, sử dụng các loại điều hòa có mức công suất vừa đủ với giá thành rẻ hơn để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả làm mát tốt nhé!